Trang

Wednesday, October 31, 2012

10 bê bối tình báo chấn động thế giới (kỳ 2)

Vụ Lillehammer Affair, âm mưu của ngài Đại sứ, đánh chìm tàu Rainbow Warrior, sự kiện Vịnh con Lợn, ám sát Alexander Litvinenk... là những bê bối tình báo tiếp theo gây chấn động thế giới.

5. Vụ bê bối “Lillehammer Affair”

Cơ quan liên quan: Mossad, Tổ chức tình báo của Israel
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁOHỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK   HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA   HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK   HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ  NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
Vị thế của Israel trên sân khấu chính trị thế giới đã buộc quốc gia này phải tìm mọi cách, kể cả việc thực thi các hoạt động nguy hiểm để bảo vệ mình. Mossad là cơ quan tình báo chịu trách nhiệm dẫn đầu trong cuộc chiến chống khủng bố và bảo vệ cộng đồng Do Thái trên toàn thế giới của Israel. Cơ quan này đã thực hiện nhiều nhiệm vụ nguy hiểm và táo bạo kể từ khi được thành lập năm 1949 với hàng chục âm mưu ám sát, trong đó bê bối “Lillehammer Affair” là rùm beng nhất.

 
The "Lillehammer Affair". 

Năm 1973, Mossad cho rằng, họ đã sát hại thành công Ali Hassan Salameh, lãnh đạo của “Black September (Tháng 10 đen tối) ở Lillehammer, Na Uy. Tuy nhiên, kẻ bị giết hóa ra lại không phải là người đứng sau vụ thảm sát Munich năm 1972, mà là Ahmed Bouchiki, một bồi bàn người Ma Rốc.

Hai nhân viên Mossad thực hiện vụ ám sát bị bắt ngay hôm sau vì có nhân chứng nhận dạng. Vụ bê bối làm ảnh hưởng lớn đến một số nhiệm vụ khác của Mossad ở châu Âu.

4. “Âm mưu của ngài Đại sứ”

Cơ quan liên quan: Tổ chức tình báo bí mật Anh (SIS)

SIS nhận chỉ thị trực tiếp từ chính phủ Anh và tham gia đáng kể trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới. SIS đã chiến đấu để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô lan tràn sang Tây Âu.

Một trong những hoạt động nguy hiểm mà SIS cố gắng thực hiện (nhưng thất bại) được gọi bằng cái tên «Âm mưu của ngài Đại sứ » nhằm lật đổ chính phủ Bolshevik, từng nắm quyền lãnh đạo Liên Xô từ năm 1918.
 
Theo đó, điệp viên huyền thoại Sidney Reilly của SIS và nhà ngoại giao người Anh kỳ cựu Sir Robert Lockhart vạch ra kế hoạch ám sát Vladimir Lenin và các lãnh đạo Bolshevik cốt cán. Họ mua chuộc các vệ sĩ của điện Kremlin, những người bất mãn với sự lãnh đạo của chính phủ Bolshevik.

Tuy nhiên, trước khi kế hoạch ám sát được thi hành, lãnh tụ của Liên Xô - Lenin và người đứng đầu Cheka, cơ quan tình báo của Liên Xô thời đó là Moisei Uritsky - bị ám sát bởi một thành viên đảng Xã hội và một binh sĩ khác trong cùng một ngày. Cả Lenin và Moisei Uritsky đều trúng đạn nhưng lãnh tụ của Liên Xô đã may mắn thoát chết. Trong khi đó, ông Moisei Uritsky mất mạng.

Ngay sau vụ ám sát, một cuộc điều tra quy mô lớn chưa từng có nhanh chóng được chính phủ Bolshevik phát động. "Âm mưu của ngài Đại sứ" do điệp viên SIS, Sidney Reilly chủ mưu vì thế cũng bại lộ. Tuy nhiên, Reilly may mắn trốn được sang Phần Lan và cuối cùng, trở về London an toàn. Song, ngài Đại sứ Lockhart không may mắn như thế, khi bị chính phủ Bolshevik bắt giữ và sau đó, được trao trả cho Anh để đổi lấy tự do cho nhà ngoại giao Liên Xô Maxim Litvinov.

3. Sự kiện Vịnh con Lợn

Cơ quan liên quan: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)

CIA được cho là cơ quan tình báo nổi tiếng nhất thế giới. Không ít lần, họ được giao đảm nhiệm các sứ mệnh hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia và cần được xử lý nhanh chóng, gọn và bí mật. Một trong những sứ mệnh xôn xao nhất của CIA là sự kiện Vịnh con Lợn vào đầu nhiệm kỳ của Tổng thống John Kennedy.
 
Sự kiện này là nỗ lực bất thành của CIA để lật độ chính phủ Fidel Castro ở Cuba. Theo đó, bằng cách huấn luyện và đào tạo lực lượng những người Cuba lưu vong, CIA đứng sau giật dây họ xâm chiếm miền Nam Cuba vào tháng 4/1961. Quân đội Mỹ hỗ trợ nhiều cho lực lượng những người Cuba lưu vong. Tuy nhiên, Quân đội Cuba nhờ thông tin tình báo đã có sự chuẩn bị trước, nên dễ dàng đánh bại đội quân lưu vong chỉ trong ba ngày. Do cuộc đổ bộ chính diễn ra tại bờ biển Playa Girón, nằm ở cửa vịnh con lợn nên sau đó, người ta lấy tên vịnh này đặt tên cho sự kiện trên.

2. Âm mưu đánh chìm tàu Rainbow Warrior


Cơ quan liên quan: Tổng cục An ninh Hải ngoại Pháp (DGSE)

DGSE chính thức thành lập vào năm 1982, là cơ quan tình báo của chính phủ Pháp đảm nhiệm các sứ mệnh bên ngoài lãnh thổ nước Pháp.

Năm 1985, DGSE được giao sứ mệnh bảo vệ quyền thử hạt nhân của Pháp tại Thái Bình Dương trước sự phản đối dữ dội của nhiều tổ chức.

Do đó, ngày 10/5/1985, DGSE thực hiện phi vụ đánh chìm tàu Rainbow Warrior của tổ chức Hòa Bình Xanh tại cảng Auckland của New Zealand làm một thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Theo điều tra của cảnh sát, thủ phạm phá hoại tàu là hai vợ chồng người Pháp: Claire và Jacques Turenge. Sau đó, cả hai thủ phạm đều bị tuyên án 10 năm tù giam.
 
Tàu Hòa Bình Xanh. 

Tuy nhiên, nghi có những khuất tất bên trong vụ việc này, tờ Le Monde của Pháp quyết định mở một cuộc điều tra và phát hiện chính DGSE đã đạo diễn toàn bộ vụ đánh chìm tàu Rainbow Warrior nhằm ngăn chặn việc tổ chức Hòa Bình Xanh đưa tàu đến quần đảo Muroara để phản đối các vụ thử hạt nhân của Pháp.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp thời đó là Charles Hemu chính là người ra lệnh cho DGSE triển khai chiến dịch “Satanic” để 5 nhân viên tình báo phá hoại chiếc Rainbow Warrior. Cặp vợ chồng cải trang Turenge chính là Thiếu tá Alain Mafart và nữ Đại uý Dominique Prieur của DGSE.

Sau đó, Pháp và New Zealand ký một thỏa thuận, theo đó, Pháp cam kết bồi thường 8,16 triệu USD cho New Zealand và đổi lại, New Zealand sẽ trao trả hai điệp viên Alain Mafart và Dominique Prieur cho Pháp. Hai điệp viên này sau đó phải ngồi tù hai năm tại một căn cứ quân sự của Pháp ở Polynesia.

Vụ bê bối đã làm dấy lên làn sóng quốc tế phải đối hành động vi phạm luật quốc tế của chính phủ Pháp và gây căng thẳng ngoại giao giữa Pháp và NewZealand trong một thời gian dài. Bộ trưởng Quốc phòng Charles Hemu cũng vì bê bối này, mà phải từ chức ngày 20/9/1985.

1. Vụ ám sát Alexander Litvinenko


Cơ quan liên quan: Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB)

FSB là cơ quan tình báo hoạt động dưới sự chỉ đạo của điện Kremlin, được khai sinh vào đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã. FSB được xem là hậu bối của cơ quan tình báo nổi tiếng của Liên Xô KGB.
 
Alexander Litvinenko. 

Alexander Litvinenko từng là cựu mật vụ của KGB nhưng đã phản bội tổ chức và tổ quốc, chuyển sang làm việc cho Anh, sống lưu vong tại London.

Ngày 1/11/2006, Litvinenko bị ngộ độc sau khi ăn ở một khách sạn tại thành phố London. Sau các cuộc điều tra, cảnh sát Anh xác định Litvinenko bị đầu độc bởi một cựu thành viên của KGB. Đồng thời, nhiều người tin rằng, chính FSB đứng sau giật giây vụ ám sát dù không có bằng chứng rõ ràng để chứng minh điều đó.

Dù nhanh chóng được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện London nhưng do bị nhiễm chất polonium-210, một loại chất phóng xạ quá mạnh nên Litvinenko đã tử vong 22 ngày sau đó.

Các điều tra của cảnh sát Anh sau này khẳng định, một số thành viên trong chính phủ Nga có liên quan tới vụ ám sát này. Tuy nhiên, cuối cùng, vụ án vẫn không thể xác định được hung thủ.
Phương Đăng (theo Litverse)

2 comments:

  1. Have you ever considered about including a little bit more than just your
    articles? I mean, what you say is valuable and everything.
    However imagine if you added some great visuals
    or videos to give your posts more, "pop"! Your content is excellent but
    with pics and clips, this website could certainly be one of the best in its field.

    Superb blog!
    Look into my website :: cigarettes online

    ReplyDelete
  2. Does your site have a contact page? I'm having problems locating it but, I'd like to send
    you an e-mail. I've got some suggestions for your blog you might be interested in hearing. Either way, great site and I look forward to seeing it expand over time.
    Feel free to visit my webpage http://asuntoturkista.net/

    ReplyDelete

Cám ơn bạn đã gởi nhận xét. Chúng tôi sẽ không đăng những nhận xét không có dấu và vi phạm thuần phong mỹ tục.
Chúc một ngày thành công!