Đó là nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội khóa XIII và tại các phiên thảo luận ở tổ cũng như các buổi chất vấn trực tiếp tại diễn đàn Quốc hội. Nếu tập hợp các ý kiến này có lẽ đã nổi lên dòng chữ "vì lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng" đã & đang bóp chết hệ thông doanh nghiệp Việt Nam đây cũng có thể là nguyên nhân chủ yếu làm lũng đoạn nền kinh tế trong quãng thời gian dài không ai kiểm soát.
Các PV Báo chí đã ghi nhận trực tiếp tại các phiên thảo luận đều nhận
Các PV Báo chí đã ghi nhận trực tiếp tại các phiên thảo luận đều nhận định không thể dưới vài chục ý kiến lời phê và than của các đại biểu cho rằng hiện nay Chính phủ đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng kiểu duy nhất và chỉ có ở Việt Nam làm cho nền kinh tế gặp quá nhiều bất ổn khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kinh tế suy giảm sâu vì Doanh nghiệp khát vốn "chết hàng loạt" còn ngân hàng thì thừa tiền ôm lãi "khủng". Một biểu hiện của chính sách "độc tài" về tiền tệ của ngành ngân hàng và biểu hiện của sự "độc quyền" trong kinh doanh mà không được có ở nền kinh tế thị trường.
Bàn về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã
được đề cập đến từ những kỳ họp tước của QH khóa XIII, nhưng cho tới nay nhìn
vào bảng tổng kết báo cáo của Chính phủ hôm khai mạc kỳ họp thì ý kiến ở tất cả
18 tổ thảo luận đều cho rằng báo cáo bổ sung của Chính phủ về năm 2011 chưa
đánh giá được sự kiểm soát của Chính phủ đối với tín dụng của các ngân hàng, thị
trường bất động sản, việc huy động và sử dụng vốn huy động của các ngân hàng
thương mại. Như vậy cứ 6 tháng một lần QH họp, đưa ra bản thảo xong, kết luận
đánh giá rồi "đóng gói" lại để 6 tháng sau sẽ thảo luận tiếp hoặc
cùng lắm là tiếp tục "chất và vấn" xong rồi đóng lại chờ thêm
vài kỳ họp nữa theo kiểu hạ lãi suất tín dụng cho vay của hệ thống ngân
hàng hiện nay.
Nhận định và đánh giá rất sát của các chuyên gia kinh tế các nhà
khoa học nghiên cứu kinh tế và cả tầng lớp doanh nhân thực hiện kinh doanh thực
tế đều có chung câu kết luận là thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại được
thành lập, nhưng dòng vốn đưa vào nền kinh tế ở mức thấp, chủ yếu đầu tư vào
trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản và tăng trưởng ảo. Do vậy hiện tượng tín dụng
đen xảy ra ở nhiều địa phương, kể cả các thành phố lớn. Hệ thống tín dụng cũng
như vai trò của Ngân hàng nhà nước điều tiết không hiệu quả dẫn đến các ngân
hàng đua nhau đẩy lãi suất lên cao.
Không nói quá nhưng có lẽ là mức lãi suất cho các doanh nghiệp,
khách hàng vay mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam áp dụng được xếp hạng
"cao kỷ lục" hay là "nhất thế giới" trong lịch sử phát triển
của ngành tài chính thế giới! Và có lẽ Việt Nam cũng là môi trường kinh doanh
tiền tệ "hấp dẫn" nhất thế giới trong quá khứ hiện tại hay cả tương
lai không biết nữa? Vì chỉ có ở Việt Nam mới có mức lãi biên "khủng"
như vậy có giai đoạn lên tới gần 18-20%, mức lãi này chỉ có thể đem ra so đọ với
mức lãi siêu lợi nhuận của kẻ đi buôn lậu, hoặc buôn hàng cấm mà
thôi.
Nhưng có điều rất lạ, nhiều đại biểu cho rằng, mặc dù Ngân hàng
Nhà nước quyết định giảm lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận, thủ tục
rườm rà, phức tạp. Tình trạng ngân hàng chậm hạ lãi suất tín dụng và huy động
vượt trần lãi suất vẫn còn xảy ra. Mặt khác lại còn có nhiều chiêu điều tiết kiểu
phát sinh thêm thủ tục và quy chế xin cho như quy định về các nhóm ưu tiên, diện
ưu tiên nhưng trần lãi cho vay lại không khống chế thế là lại thực hiện thêm một
giải pháp kiểu "đánh bùn sang ao".
Nếu Doanh nghiệp, cá nhân muốn có tên trong danh sách "ưu
tiên" xin hãy gặp các nhà ngoại giao được gọi tắt là phải có "quan hệ"
hoặc không quan hệ thì hãy gặp "chú cò" thế là cuối cùng mức lãi biên
gộp lại vẫn không dưới 10% bao giờ cả... Do vậy Doanh nghiệp vẫn không có khả
năng vay, hay có vay được cũng lại không có khả năng trả lãi...vậy là nợ xấu chồng
nợ xấu thế là các ngân hàng ôm tiền tính chuyện giao bán "con nợ" nợ
xấu cho nhau...Cám cảnh tín hiệu suy yếu của nền tài chính quốc gia.
Các đại biểu đề nghị Chính phủ giải thích tại sao giảm trần lãi
suất tiền gửi nhưng lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn quá chênh lệch so với
lãi suất tiền gửi? Liệu đây có phải là giữ thế độc quyền không?
Phần giải pháp chủ yếu trong điều hành thời gian còn lại của năm
nay, nhiều đại biểu đề nghị nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất, đưa
dòng vốn vào doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhưng đề nghị là vậy,
than phiền cũng nhiều là vậy ? hơn nữa thực tế doanh nghiệp đang gặp khó khăn
cũng là vậy ? Nhưng những đề nghị và những câu hỏi cần thiết nhất phải có
phương án thực hiện và giải pháp trả lời thì đều bị các nhà chức trách "bỏ
quên".
Nếu Ngân hàng nhà nước thay vì quy định trần lãi suất huy
động, ngân hàng nhà nước nên quy định trần lãi suất cho vay và mức chênh lệch
giữa lãi suất vay và lãi suất huy động là 3% để kéo giảm lãi suất và khi đủ điều
kiện áp dụng cơ chế lãi suất theo thị trường thì bỏ biện pháp hành chính. Nhưng
dường như vẫn có một "thế lực" vô hình nào đó ngăn cản sự điều tiết
phù hợp cho nền tài chính quốc gia theo quy luật tất yếu của kinh tế thị trường
là cạnh tranh phải bình đẳng và chống thế độc quyền.
Nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn
kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng nhà nước trong việc
hạ lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại, sớm hoàn thiện cơ chế hoạt động
của ngân hàng chính sách để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn.
Mặt khác Ngân hàng Nhà nước cần công khai dư nợ tín dụng theo
lãi suất của từng ngân hàng để giúp Quốc hội đánh giá chính xác năng lực của
các ngân hàng và ngân hàng nào đang thực sự giúp doanh nghiệp. Chứ trên thực tế một
số ngân hàng thương mại đang lũng đoạn nền kinh tế, điều này ai cũng biết
nhưng“không ai nói được vì lợi ích nhóm xuất hiện ở đây”.
Thực tế với chính sách tài khóa hiện nay mà ngân hàng Nhà
nước đang áp dung thì hệ thông ngân hàng đã & đang "bóp chết"
doanh nghiệp và có thể làm lũng đoạn nền tài chính quốc gia gây bất ổn cho nền
kinh tế? Không hiểu lý do gì mà các vị đại biểu cũng là doanh nhân cho rằng,
chỉ có ngân hàng là ngành sướng nhất hiện nay vì được "đặc ân" trao
cho quyền thu lãi khủng với mức lãi biên quá 10% năm, đúng là "ngồi mát ăn
bát vàng" thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay ! Ai cho ngân hàng cái
"đặc ân" ấy? Dấu hỏi này chắc cũng được các nhà chức trách lại
"bỏ quên"! Nhưng các doanh nghiệp phải than rằng Ngân hàng ơi xin đừng
"bóp chết " chúng tôi để nền kinh tế bớt khó khăn và đần ổn định rồi
mới hồi phục và phát triển trong cái hồi phục ấy rất có thể cũng có phần của hệ
thống ngân hàng của mỗi quốc gia.
Lan
Hương TH&PT
Theo
Tầm nhìn
Thống đốc Bình chỉ là thằng bất tài !cũng như # thôi !chém gió !in tiền để cứu nợ xấu cũa ngân hàng biện pháp này càng làm kinh tế lạm phát !oh
ReplyDeletemy god !