Bộ trưởng Bộ Công thương - Vũ Huy Hoàng |
Trong phiên chất vấn sáng nay (14/6), đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi: Liệu đằng sau các lừa gạt kinh tế của thương lái Trung Quốc còn có âm mưu về chính trị hay không.
Tuy nhiên, theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng không đưa ra câu trả lời. Cũng liên quan đến quan đến quan hệ thương mại Việt – Trung, đại biểu Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) đề nghị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, không phải “đơn thương độc mã” chống lại áp lực từ phía Trung Quốc.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ Công thương đang triển khai một số công việc để giải quyết, gồm: Thí điểm tăng cường hệ thống dịch vụ kỹ thuật gần biên giới (logistic - bến bãi, kho chứa, phân loại hàng hóa…) để kéo dài thời gian lưu trữ sản phẩm ở Đồng Đăng, Móng Cái; Cùng ký với Bộ Thương mại Trung Quốcthỏa thuận khung để Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam; Cuối cùng, tăng cường trách nhiệm của Bộ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp các chính sách, thủ tục và thay đổi trong hoạt động nhập khẩu nông sản của Trung Quốc.
2022 sẽ hết độc quyền phân phối điện?
Một trong những vấn đề được quan tâm trong buổi chất vấn sáng nay liên quan đến ngành điện. Trong đó, đáng lưu ý nhất là thông tin của của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về xóa bỏ độc quyền trong ngành điện. Cụ thể, theo lộ trình, tới năm 2022, nhiều doanh nghiệp được tham gia thị trường bán lẻ điện.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thùy (Bình Định) nêu vấn đề đang có hiện tượng đánh đổi rừng làm thủy điện nhỏ và có nên tiếp tục, lộ trình khắc phục ra sao? Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ sẽ căn cứ quy hoạch, kiểm tra dự án đang xây dựng, nếu dự án nào có vi phạm về 4 vấn đề: môi trường, rừng, tái định cư, an toàn có thể đình chỉ. Bổ sung cho câu trả lời của Bộ trường Vũ Huy Hoàng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho biết, Nhà nước có chủ trương trồng bù lại số rừng bị mất do làm thủy điện và việc trồng bù rừng được thực hiện linh hoạt. Theo đó, nếu địa phương làm thủy điện không có đủ diện tích để tái trồng rừng, con số sẽ được đưa lên Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn để triển khai ở địa phương khác.
Một câu chuyện nóng của ngành điện là sự cố ở đập Thủy điện Sông Tranh 2 được đại biểu Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) nhắc tới và đặt vấn đề tính an toàn của thiết kế tương tự. Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, trong cả nước có tất cả 12 dự án thủy điện sử dụng công nghệ bê tông đầm lăn để xây dựng đập. Riêng ở Quảng Nam, ngoài Thủy điện Sông Tranh 2 còn có Thủy điện A Vương và Sông Côn 2, cả hai đều hoạt động an toàn. “Do đó, sự cố ở Sông Tranh 2 là sự cố hy hữu, phải khắc phục”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Bộ trưởng Vũ Hoàng còn giải trình về việc các biện pháp khắc phục mặt trái dự án thủy điện ảnh hưởng tới sinh kế lâu dài của người dân. Cụ thể, bên cạnh những biện pháp của chủ đầu tư và địa phương còn có chương trình khuyến công (phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), bước đầu cho thấy có hiệu quả trong việc “nhân, cấy nghề” mới vào các khu tái định cư.
Không có cơ sở cho tác động lợi ích nhóm tới hoạt động kinh doanh xăng, dầu
Đại diện cho cử tri cả nước, đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) bức xúc: Vì sao, giá xăng dầu thế giới tăng, trong nước tăng cao, thế giới hạ, trong nước hạ không đáng kể. Vấn đề này có tác động của lợi ích nhóm hay không?
Trả lời sau khi đại biểu Lê Đắc Lâm nhắc lại câu hỏi lần thứ hai, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tuyên bố: “Không có cơ sở để nói có tác động của lợi ích nhóm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu”. Theo giải trình của bộ trưởng, trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, có sự tham gia của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có doanh nghiệp ngoài quân đội, có doanh nghiệp địa phương, có doanh nghiệp do Nhà nước quản lý nghĩa là có sự tham gia của toàn xã hội. Sắp tới đây, theo quyết định Chính phủ, dự án lọc dầu ở Nghi Sơn có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, kể cả trong phạm vi phân phối sản phẩm, bộ trưởng cho biết thêm. Giải thích lại về việc tăng – giảm giá xăng dầu trong nước. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, hiện nay, việc việc điều hành xăng dầu thực hiện theo Nghị định 84, yêu cầu các thương nhân, đầu mối nhập khẩu xăng dầu khi có biến động giá, trên cơ sở mức giá của 30 ngày trước đó phải quyết định tăng – giảm giá với khoảng cách tăng giá tối thiểu là 10 ngày, giảm giá tối đa 10 ngày. Có con số 30 ngày là do Chính phủ yêu cầu các đầu mối xăng dầu phải có dự trữ cho lưu thông, dẫn tới độ trễ về giá.
Bộ trưởng cho biết thêm, Bộ Công thương đang đang nghiên cứu quỹ bình ổn giá, và thúc đẩy trách nhiệm doanh nghiệp đầu mối. Cùng với đó, việc điều hành xăng dầu giao cho đầu mối liên bộ (Bộ Công thương và Bộ Tài chính) làm hết trách nhiệm, hết sức chặt chẽ. Về chính thống, không có sự khác nhau, nếu có ý kiến chỗ này chỗ kia là do phát biểu từ các hội thảo.
Buôn lậu: Càng chống càng phức tạp
Cũng trong phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đánh giá hiệu quả phòng chống hoạt động buôn lậu, trốn thuế. Trả lời thắc mắc của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về vấn đề này, bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, đây là vấn đề bức xúc, cấp bách, đòi hỏi Bộ thông qua lực lượng quản lý thị trường và địa phương tìm cách giảm thiểu tối đa trong quá trình triển khai con đường thương mại trong nội địa. Bởi nó ảnh hưởng sức khỏe, quyền lợi chính đáng người tiêu dùng, doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, uy tín hàng hóa Việt Nam.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu đối với ngành công thương phải tìm giải pháp hữu hiệu để giảm dần hành vi gian lận thương mại vì lợi ích quốc gia. Đã làm không ít việc, số vụ việc phát hiện, xử lý rất nhiều, mỗi năm là hàng chục nghìn vụ nhưng tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp.
Nguyên nhân khách quan, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, do thực hiện quá trình hội nhập, biên giới trên đất liền rất là dài, tình hình thẩm lậu hàng nước ngoài rất phức tạp. Các lực lượng biên phòng, hải quan, công an, thuế, quản lý thị trường ở các tỉnh biên giới đã nỗ lực hết sức mình nhưng tác dụng và hiệu quả còn nhiều hạn chế.
Còn nguyên nhân chủ quan là công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều kẽ hở. Quy định về xử phạt gian lận chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Do đó, Bộ Công thương tiếp tục đề nghị bổ sung sửa đổi chế tài xử phạt. Thêm vào đó, khả năng của lực lượng quản lý thị trường còn có hạn và còn tiêu cực khiến hành vi gian lận còn có đất để phát triển. “Đây là vấn đề sống còn, không còn cách nào khác là tiếp tục sử dụng các biện pháp kiên quyết để khắc phục”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
7 comments:
không quan hệ buôn bán với thương nhân trung quốc..
không quan hệ buôn bán với thương nhân trung quốc..
sao không tìm đối tác khác để hợp tác xuất khẩu? Người Trung Quốc có phải là cha mẹ của quý vị? mà chỉ luôm tìm cách để xuất sang TQ!!!. Nhật, Hàn, Sin, Mỹ, Âu châu... thì sao. Không lẽ những xứ tự do đó là "con, cháu" không đáng để xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của VN à???!!!
Tôi thấy nực cười khi Quốc hội đưa ra tới năm 2022 mới chấm dứt ĐỘC QUYỀN PHÂN PHỐI ĐIỆN.Tại sao lại phải 10 năm nữa mà không phải là THÁNG SAU(tháng 7 năm 2012).
Đã rất lâu rồi những cái quyết tâm của cái Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam có bao giờ thực hiện được đâu.Họ chỉ HỨA rồi LẠI HỨA và rồi lại HỨA NỮA...mà chẳng thực hiện được một chút gì,nhiều khi còn tồi tệ hơn trước khi họ hứa như vấn đề họ quyết tâm chống THAM NHŨNG.Mấy thằng HỀ ở Quốc hội Việt gian Cộng sản nghu muội vẫn tưởng rằng Nhân dân Việt nam vẫn còn tin vào mấy cái BÁNH VẼ của chúng.Thật là khôi hài!
Moi van de lam an KT Chinh tri nhat nhat la do cai dau cua TQ chi dao boi VN-TQ cung TUONG DONG . anh dom sang day, toi dom sang day, som som chung nhau nghe tieng ga gay cung. (trich bai ca VN-TH)
"Không có cơ sở để noí có tác động của nhóm lợi ích trong kinh doanh xăng dầu."?!!! Nói thế đến trẻ con cũng ko tin được. Chính là ông được ăn chia đậm rồi nên phải uốn lươĩ cú mèo. Nhóm lợi ích như cái vòi bạch tuộc của bọn mafia đã ăn sâu vào chính quyền này rồi.
Hỏi một đàn trả lời một nẻo,vấn đề ở chổ thương buôn TQ lủng đoạn thị trường VN ở nhiều lảnh vực , tự chủ động làm chủ thị trường,giá cả mà không thông qua các cấp chính quyền để thu mua và vận chuyển về TQ như những vụ mua bán đỉa,dứa(thôm,khốm),những loại ngủ cốc khác kể cả hải sản nửa sau đó khiến dân tình vở khóc vở cười,vậy nhà nước quản lý có biết không?người dân trong nước đi đâu,làm gì đều biết cả nhưng khi hỏi đến người TQ làm gì,có bao nhiêu người,hiện ở đâu? thì bán cái nói không biết,không phải phần nhiệm của mình nhưng cưởng bức thâu hồi đất của dân thì cơ quan ,bộ ,ngành nào củng có mặt cả.Thật trớ triêu thay!Phạm Thượng
Post a Comment